Giao diện web gồm thành phần nào?

Giao diện web gồm thành phần nào

Định nghĩa về một website thì có thể đã rất quen thuộc, nhưng giao diện web gồm thành phần nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây BKWEB sẽ phân tích một bố cục website phổ biến nhất, giúp bạn hiểu rõ cách tối ưu giao diện web để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Giao diện web gồm thành phần nào?

Giao diện web là yếu tố đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào một trang web, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người dùng. Để hiểu rõ hơn về cách mà một giao diện web được xây dựng, chúng ta cần khám phá từng thành phần chính tạo nên giao diện đó. Dưới đây là các phần cơ bản của giao diện website:

Header (Phần đầu trang)

Header thường được đặt ở vị trí đầu trang và hiển thị trên những trang phụ.

Header là phần đầu trang, nơi chứa các yếu tố quan trọng như logo, tên thương hiệu, thanh tìm kiếm và menu điều hướng. Đây là thành phần quan trọng giúp người dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu và truy cập vào các trang con của website.

Ngoài ra, với những trang web được tạo ra để chuyển đổi, lấy thông tin như: Điền form, đăng ký mua hàng,… thì thường không thiết kế phần đầu trang này vì lý do tránh làm người truy cập mất chú ý, tập trung thẳng vào mục đích chuyển đổi.

Xem thêm: Chỉnh Sửa Header, Footer và Background WordPress cực đơn giản

Slider/Carousel 

Trong website Slider được định nghĩa là một loại trình chiếu thông tin trên những thanh trượt. Ở những trang web trước đây còn được gọi là banner nếu Slider này là 1 ảnh tĩnh.

Slider được đặt dưới header và được đầu tư rất nhiều vào thiết kế hình ảnh. Nhằm giới thiệu những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ và thay đổi theo từng thời điểm.
Những hình ảnh này sẽ được cài đặt để trượt ngang tương tự như slide, hoặc một hướng nào đó nhất định và đính kèm những hiệu ứng (dạng carousel). Tại đây, người ta cũng sẽ tích hợp nút điều hướng người dùng xem ảnh tiếp theo hoặc trở về ảnh trước đó.

Content Area (Nội dung)

Content Area là nơi cung cấp nội dung cho độc giả, và là thành phần quan trọng nhất của một website. Nó nằm ở phần trung tâm của website, nơi chứa nội dung chính mà trang web muốn truyền tải, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, và các yếu tố tương tác khác. 

Ngoài ra, đây chính là khu vực để Google đánh giá trang web của bạn có hữu ích hay không.Vì thế, đối với những trang web thực hiện dự án SEO thì đây là thành phần trọng điểm và được đầu tư nhiều nhất để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Sidebar 

Khi bạn truy cập vào một trang web, Sidebar thường được hiển thị ở bên cạnh các thành phần chính của trang web. Vị trí của sidebar tùy thuộc vào mục đích của trang web, nhưng thường nằm ở bên trái hoặc bên phải của trang.

Sidebar cung cấp các liên kết, danh mục hoặc quảng cáo bổ sung. Nó giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các trang phụ hoặc tìm hiểu thêm về các nội dung liên quan mà không cần phải rời khỏi trang chính. 

Footer

Footer, hay còn gọi là phần chân trang, là phần cuối cùng của giao diện web, thường chứa thông tin cơ bản như hotline, bản quyền, chính sách bảo mật, và các liên kết mạng xã hội. Đây cũng là nơi để người dùng tìm kiếm thông tin bổ sung hoặc những liên kết quan trọng khác.

Menu điều hướng

Menu điều hướng là công cụ chính giúp người dùng di chuyển qua các trang con của website. Menu này thường xuất hiện dưới dạng thanh ngang hoặc dọc, giúp tổ chức thông tin một cách hợp lý và thuận tiện cho việc truy cập. Một menu điều hướng hiệu quả sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho website trở nên dễ sử dụng hơn.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Các yếu tố bổ sung trên giao diện website

Ngoài các thành phần cơ bản như trên, giao diện website hiện đại còn tích hợp nhiều yếu tố bổ sung nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả tương tác.

Các yếu tố bổ sung
Các yếu tố bổ sung

Form (Biểu Mẫu)

Biểu mẫu là công cụ thu thập thông tin từ người dùng, thường xuất hiện dưới dạng form liên hệ, đăng ký, hay form khảo sát. Một biểu mẫu được thiết kế tốt giúp tăng khả năng chuyển đổi và thu thập dữ liệu quan trọng như email, tên khách hàng.  

Widgets

Widgets là các công cụ nhỏ được nhúng vào giao diện website, cung cấp chức năng bổ sung như hiển thị bài viết gần đây, liên kết đến mạng xã hội, hoặc tích hợp bản đồ, giúp người dùng dễ dàng truy cập các thông tin quan trọng mà không cần di chuyển xa trên trang. Việc bố trí widgets hợp lý giúp tăng tính linh hoạt cho giao diện và cải thiện trải nghiệm người dùng hiệu quả.

Call-to-Action (CTA)

CTA là yếu tố quan trọng thúc đẩy người dùng thực hiện hành động cụ thể như “Mua ngay,” “Đăng ký,” hoặc “Liên hệ ngay.” Thông thường, CTA xuất hiện dưới dạng nút bấm nổi bật, dễ nhận biết và khuyến khích người dùng thực hiện bước tiếp theo trong hành trình mua hàng hoặc tương tác với website. Để CTA hiệu quả, cần lựa chọn màu sắc nổi bật, nội dung rõ ràng, hấp dẫn và phù hợp với mục tiêu của bạn.

Pop-ups

Pop-ups là cửa sổ bật lên xuất hiện khi người dùng truy cập hoặc thực hiện một hành động nào đó trên website. Chúng có thể được sử dụng để quảng cáo, thu thập email, hoặc thông báo khuyến mãi. Nếu biết sử dụng pop-ups đúng cách với thời điểm hợp lý và nội dung hấp dẫn, chúng có thể tăng cường tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả.

XEM KHO GIAO DIỆN WEBSITE CỦA BKWEB

Tổng kết

Như vậy, một giao diện với bố cục rõ ràng, hợp lý sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thông tin mong muốn và tạo ấn tượng tốt về thương hiệu. Hy vọng qua bài viết trên, BKWEB đã giúp bạn hiểu rõ giao diện web gồm thành phần nào, từ đó tối ưu giao diện web hiệu quả.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp với giao diện tối ưu, hãy liên hệ với BKWEB để được hỗ trợ nhé! Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành, BKWEB cam kết mang đến cho bạn những giao diện hiện đại, bắt mắt và chuẩn SEO, giúp website của bạn nổi bật và ấn tượng với người dùng.